Chuyển đến nội dung chính

Ý NGHĨA HOA VĂN BIỂU TƯỢNG CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á


Hoa văn trang trí là yếu tố thể hiện được văn hóa của một đất nước, tính biểu tượng này lớn đến mức chỉ cần nhìn qua, ta cũng có thể xác định được hoa văn nào là của quốc gia nào. Bên cạnh các truyền thống cổ xưa, lễ hội hay chữ viết, hoa văn trang trí cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện văn hóa của một đất nước hay một nền văn minh.  Chúng tôi xin được điểm qua những hoa văn đặc trưng của các quốc gia Đông Á, nơi có nền văn hóa tương đồng với đất nước Việt Nam chúng ta, để hiểu hơn ý nghĩa đằng sau nó nhé!
Trung Quốc: Hoa văn Phúc - Lộc - Thọ 
 
Đặt chân đến Trung Quốc hay bất kỳ khu vực nào có người Hoa sinh sống, bạn sẽ nhìn thấy hoa văn này, chỉ cần trông thoáng qua thôi là bạn cũng biết nó thuộc về người Trung Quốc rồi. Chắc chắn không thể sai bởi lẽ đó chính là ba chữ Phúc (fú 福), Lộc (lù 禄) và Thọ (shòu 寿) mà chúng ta đang nhìn thấy trong hình dưới đây. Người Trung Quốc sử dụng chính ngôn ngữ của mình để tạo nên những nét hoa văn đặc trưng, chúng xuất hiện trên vải, đồ trang trí, đồ gốm, trang sức… như để mang đến sự may mắn và mong ước của chủ nhân. 
Nhưng bên cạnh đó, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến biểu tượng hoa văn Rồng và Phượng - 2 biểu tượng sức mạnh đặc trưng của người Trung Quốc. Rồng là loài vật thỏa sức tung tăng giữa trời và đất, điều khiển mưa, nước, thời tiết, biểu tượng của sự nhân từ và quyền lực tối cao nên được dùng để đại diện cho hoàng đế. Phượng hoàng là loài chim thần thoại biểu tượng cho giống cái. Loài vật này cai trị thế giới loài chim và đại diện cho ngôi vị hoàng hậu.
Từ hình vẽ trên các bình, lọ hoa đến họa tiết trên quần áo, khăn hay biểu tượng xuất hiện trên tường nhà, ngoài vườn hay khắc trên phần mái... Rồng và Phượng đã truyền tải mong ước về tính hài hòa, may mắn và địa vị cao trong xã hội.
Hàn Quốc - Nghệ thuật đến từ trang trí màu sắc 
 
Nếu đến với những căn nhà truyền thống của Hàn Quốc, bạn sẽ phải bất ngờ vì sự rực rỡ của màu sắc và hoa văn trang trí bao quanh cả phần mái hay bên ngoài căn nhà. Chúng được gọi là "Dancheong". Những họa tiết độc đáo của người dân xứ Kim chi này không chỉ đơn giản mang tính trang trí mà là cả một nghệ thuật.
Dancheong trong tiếng Hàn có nghĩa là "đỏ và xanh"- được dùng để chỉ những họa tiết tạo thành từ 5 màu cơ bản: xanh, đỏ, đen, trắng, vàng thường được tìm thấy trên tường, cột trụ và mái hiên của kiến trúc nhà gỗ truyền thống. Dancheong không chỉ có chức năng trang trí, mà còn có tác dụng bảo vệ gỗ của ngôi nhà khỏi bị mục nát bởi mưa gió, sâu bọ và xua đuổi ma quỷ.
5 màu sắc cơ bản của Dancheong đại diện cho các yếu tố khác nhau của tự nhiên. Kết hợp cùng với nhau, chúng đại diện cho sự ổn định và hòa bình trong cuộc sống. Được thể hiện dưới nhiều thiết kế cân xứng kết hợp với các biểu tượng thiên nhiên, Dancheong cũng đại diện cho sự hài hòa và lòng hướng thiện theo Phật giáo.
Nhật Bản - Tính tinh tế của thiên nhiên 
 
Thế giới tự nhiên như núi, mây, sông, sóng biển thường được kết hợp một cách hài hòa trong nghệ thuật Nhật Bản và xuất hiện thường xuyên như những hoa văn trang trí. Là một đất nước chịu ảnh hưởng lớn của đạo Phật, thiên nhiên luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng lớn đối với người dân đất nước Mặt trời mọc.

Mây đại diện cho "Thiên đường phía Tây" vượt lên cuộc sống tầm thường theo đạo Phật và cũng đại diện cho linh hồn của người chết theo Thần đạo. Núi thể hiện sự kiên định, bất khuất. Nước, hay sóng được dùng để phản ánh sức mạnh, tính kiên cường. Trong khi đó dòng chảy lại là biểu hiện của chiến thuật và sự chuyển động. Những biểu tượng này được sử dụng nhiều trong trang trí phục trang, làm họa tiết của kimono hay trên vải làm mành, rèm. Chúng cũng được tìm thấy trên nhiều chất liệu khác như đồ gốm, đồ gỗ hay vật điêu khắc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HỌA TIẾT HOA SEN QUA 2 THỜI ĐẠI LÝ - TRẦN CỦA VIỆT NAM

Ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình. Họa tiết hoa sen được khai thác, thể hiện dưới nhiều bố cục khác nhau góp phần tạo nên sự đa dạng, đẹp đẽ và cao quý cho các đồ án trang trí. Nó xuất hiện hằng xuyên theo chiều dài của lịch sử mỹ thuật ở những công trình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ. Ở dây bài viết chỉ xin đề cập đến 2 thời đại Lý - Trần, thời điểm thịnh trị của nền phong kiến nước ta. Vào thời nhà Lý, Phật giáo phát triển, chùa Phật được xây dựng rất nhiều. Chính vì vậy họa tiết hoa sen được ứng dụng làm mô típ trang trí rất phổ biến. Có những kiến trúc hình bông hoa sen như chùa Một Cột. Hoa sen được sử dụng ở những tảng đá kê chân cột cho đến diềm cửa võng và các đồ mỹ nghệ truyền thống. Với sự tinh tế trong bố cục, khéo léo trong kỹ thuật. giản dị trong thể hiện nhưng lại rất “bác học” trong sự lựa chọn đề tài. Tất cả những điều đó đã tạo nên một mỹ thuật thời Lý đánh dấu cho đỉnh cao trong lịch sử mỹ thuật nước nhà. Trong vườn hoa đó họa...

HOA VĂN TRANG TRÍ - NGHỆ THUẬT SÁNG TẠO TỪ THIÊN NHIÊN

Nghệ thuật trang trí có từ bao giờ? Thích trang hoàng và làm đẹp là bản tính của con người, không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi vật dụng quanh mình. Điều này xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại khi con người có trí khôn. Mẫu trang trí xa xưa nhất được tìm thấy là tổ hợp các vạch khắc song song bắt chéo nhau, được tạo ra cách đây hơn 77.000 năm. Trên khắp thế giới còn có vô số hình trang trí khác, dù không xưa bằng nhưng niên đại cũng rất “đáng nể” được công bố tại Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc... Thiên nhiên - Người thầy vĩ đại Ai cũng phải tiếp xúc với thiên nhiên từ lúc mới ra đời, và thiên nhiên là người thầy đầu tiên, rất vĩ đại và vĩnh viễn của loài người. Thế đứng thăng bằng là bài học cơ bản nhất mà con người nhận biết qua bản năng của chính mình. Chính bởi vậy, nghệ thuật trang trí sẽ sử dụng yếu tố thăng bằng theo 2 cách đối lập: hoặc đúng quy luật muôn đời, gây cảm giác bình thường; hoặc ngược lại gây cảm giác giật gân (mà có khi hấp dẫn hơn). Sự lặp đi ...