Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Bài viết nổi bật

BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ SƠN HOA VĂN TRANG TRÍ ECONANO

Đất nước Việt Nam đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ, cùng với đó là đời sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn. Những căn nhà tạm bợ, cấp 4 lụp xụp đã và đang được thay thế bởi những công trình vững chãi, bề thế. Những bức tường giờ đây không còn bạc màu vôi, mà đã được khoác lên những lớp màu sơn nước và hoa văn sặc sỡ của giấy dán tường. Nhưng theo thời gian, tất cả đều phải chịu đầu hàng trước khí hậu nóng ẩm nhiệt đới của nước ta: sơn nước nhanh chóng ngả màu, xuất hiện vết nứt; giấy dán tường ẩm mốc, bong tróc nham nhở...!!! Vậy làm cách nào để ta có thể luôn giữ được vẻ đẹp của căn nhà như lúc ban đầu? Chúng tôi có một giải pháp hoàn hảo: sử dụng Sơn hoa văn trang trí Econano . Bằng công nghệ Econano tiên tiến từ Thụy Điển, kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại và đôi bàn tay khéo léo của người thợ, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những mảng tường hoa văn đầy tính nghệ thuật và thẩm mỹ. Các phân tử màu sơn siêu nhỏ sẽ bám chặt vào bề mặt tường, và luôn...
Các bài đăng gần đây

HỌA TIẾT HOA SEN QUA 2 THỜI ĐẠI LÝ - TRẦN CỦA VIỆT NAM

Ở Việt Nam, đề tài hoa sen xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình. Họa tiết hoa sen được khai thác, thể hiện dưới nhiều bố cục khác nhau góp phần tạo nên sự đa dạng, đẹp đẽ và cao quý cho các đồ án trang trí. Nó xuất hiện hằng xuyên theo chiều dài của lịch sử mỹ thuật ở những công trình kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ. Ở dây bài viết chỉ xin đề cập đến 2 thời đại Lý - Trần, thời điểm thịnh trị của nền phong kiến nước ta. Vào thời nhà Lý, Phật giáo phát triển, chùa Phật được xây dựng rất nhiều. Chính vì vậy họa tiết hoa sen được ứng dụng làm mô típ trang trí rất phổ biến. Có những kiến trúc hình bông hoa sen như chùa Một Cột. Hoa sen được sử dụng ở những tảng đá kê chân cột cho đến diềm cửa võng và các đồ mỹ nghệ truyền thống. Với sự tinh tế trong bố cục, khéo léo trong kỹ thuật. giản dị trong thể hiện nhưng lại rất “bác học” trong sự lựa chọn đề tài. Tất cả những điều đó đã tạo nên một mỹ thuật thời Lý đánh dấu cho đỉnh cao trong lịch sử mỹ thuật nước nhà. Trong vườn hoa đó họa...

SƠN HOA VĂN ÁNH KIM - SANG TRỌNG VÀ KHÁC BIỆT

Trong những năm đầu thế kỷ 20, khi đất nước bắt đầu hội nhập và đổi mới, đã có rất nhiều trường phái kiến trúc và trang trí nội thất độc đáo được du nhập vào Việt Nam. Không chỉ đem lại sự tươi mới cho ngôi nhà Việt, mà còn thể hiện đẳng cấp sang trọng của chủ nhân ngôi nhà. Những bức tường vôi lạnh lẽo đã được thay thế bởi sự ấm cúng và tinh tế của giấy dán tường. Tuy nhiên, xu thế đã thay đổi, giấy dán tường đã bị lỗi mốt bởi sự cũ kỹ và đơn điệu của nó. Các họa tiết đã không còn độ sáng và màu sắc tươi mới như ban đầu. Đó là lúc người ta tìm đến một phong cách mới, và khởi đầu cho sự lên ngôi của sơn hoa văn ánh kim . Có thể nói, sơn hoa văn trang trí ánh kim đã đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của bất kỳ vị chủ nhà khó tính nào. Chất sơn nổi 3D cùng màu sắc biến đổi theo góc nhìn, làm cho mỗi bức tường trở nên sống động hơn bao giờ hết. Đã không còn những hình mẫu khô khan theo khuôn khổ của nhà sản xuất, chính người dùng là nhà sáng tạo, làm nên những mảng họa tiết độc nhất của riê...

Ý NGHĨA HOA VĂN BIỂU TƯỢNG CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á

Hoa văn trang trí là yếu tố thể hiện được văn hóa của một đất nước, tính biểu tượng này lớn đến mức chỉ cần nhìn qua, ta cũng có thể xác định được hoa văn nào là của quốc gia nào. Bên cạnh các truyền thống cổ xưa, lễ hội hay chữ viết, hoa văn trang trí cũng là một yếu tố quan trọng thể hiện văn hóa của một đất nước hay một nền văn minh.  Chúng tôi xin được điểm qua những hoa văn đặc trưng của các quốc gia Đông Á, nơi có nền văn hóa tương đồng với đất nước Việt Nam chúng ta, để hiểu hơn ý nghĩa đằng sau nó nhé! Trung Quốc: Hoa văn Phúc - Lộc - Thọ    Đặt chân đến Trung Quốc hay bất kỳ khu vực nào có người Hoa sinh sống, bạn sẽ nhìn thấy hoa văn này, chỉ cần trông thoáng qua thôi là bạn cũng biết nó thuộc về người Trung Quốc rồi. Chắc chắn không thể sai bởi lẽ đó chính là ba chữ Phúc (fú 福), Lộc (lù 禄) và Thọ (shòu 寿) mà chúng ta đang nhìn thấy trong hình dưới đây. Người Trung Quốc sử dụng chính ngôn ngữ của mình để tạo nên những nét hoa văn đặc trưng, chúng xuất hiện...

TRANG TRÍ VÀ NGHỆ THUẬT

"Trang Trí" là từ Hán Việt bao hàm ý nghĩa của 2 từ: "Trang" nghĩa là bày biện, dàn trải ra, và "Trí" có nghĩa là sắp đặt, bố trí lại. Việc trang trí thường giúp cho sự vật trở nên đẹp mắt và ấn tượng hơn, nhưng để đạt đến tầm nghệ thuật thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sự khác nhau cơ bản của 2 khái niệm này nhé. Tính trang trí trong tạo hình Nếu như nghệ thuật tạo hình trình bày cái đẹp thông qua những hình thức biểu hiện để trình bày nội dung khách thể bằng những phong cách, xu thế chung của những phong cách tạo thành trào lưu, trào lưu phát triển mạnh được gọi là trường phái... thì tính trang trí cũng có mặt ở các mảng nghệ thuật điêu khắc và hội họa. Từ nguyên gốc thiên nhiên của tạo hóa - thiên nhiên, được nghệ thuật do con người là chủ thể tạo tạo ra, hoặc là những dạng thức tiến xa hơn nữa của nghệ thuật. Từng bước ấy hẳn có bao nhiêu sự chuyển đổi, dịch rời so với khách thể thiên nhiên kia; những b...

HOA VĂN TRANG TRÍ - NGHỆ THUẬT SÁNG TẠO TỪ THIÊN NHIÊN

Nghệ thuật trang trí có từ bao giờ? Thích trang hoàng và làm đẹp là bản tính của con người, không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi vật dụng quanh mình. Điều này xuất hiện từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại khi con người có trí khôn. Mẫu trang trí xa xưa nhất được tìm thấy là tổ hợp các vạch khắc song song bắt chéo nhau, được tạo ra cách đây hơn 77.000 năm. Trên khắp thế giới còn có vô số hình trang trí khác, dù không xưa bằng nhưng niên đại cũng rất “đáng nể” được công bố tại Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc... Thiên nhiên - Người thầy vĩ đại Ai cũng phải tiếp xúc với thiên nhiên từ lúc mới ra đời, và thiên nhiên là người thầy đầu tiên, rất vĩ đại và vĩnh viễn của loài người. Thế đứng thăng bằng là bài học cơ bản nhất mà con người nhận biết qua bản năng của chính mình. Chính bởi vậy, nghệ thuật trang trí sẽ sử dụng yếu tố thăng bằng theo 2 cách đối lập: hoặc đúng quy luật muôn đời, gây cảm giác bình thường; hoặc ngược lại gây cảm giác giật gân (mà có khi hấp dẫn hơn). Sự lặp đi ...